Sau đây là một vài chia sẻ giúp bạn dung hòa các khác biệt để giữ tình yêu mãi bền vững theo thời gian:
1. Khác biệt về sở thíchĐây
là lý do tranh cãi phổ biến nhất ở các đôi. Ví dụ chồng thích nghe nhạc
hiện đại trong khi vợ thích nhạc trữ tình, hay vợ thích chăm sóc cây
cảnh khi có thời gian rảnh rỗi trong lúc chồng chỉ thích ngồi vào bàn
cờ.Giải pháp: hãy thoải mái và tôn trọng không gian riêng của nhau.Trục
trặc xảy ra khi chàng hay nàng bắt đầu ép buộc người kia phải thích
những thứ giống mình hay tỏ ra không hứng thú gì với những sở thích của
người bạn đời. Điều này hoàn toàn không nên. Bạn hãy tập thoải mái với
việc cho phép vợ hay chồng mình làm những gì cô ấy/anh ấy thích.Hãy
làm quen, tham gia và chia sẻ những sở thích của nhau với tư tưởng cởi
mở, chấp nhận và học hỏi. Dần dần vợ chồng sẽ nhận ra rằng làm như vậy
sẽ giúp cả hai thư giãn hơn. Vui vẻ đón nhận một sở thích mới sẽ mở ra
một thế giới thú vị hơn cho cả hai người.
2. Khác biệt về lối sống, quan hệ xã hội
Một người có tính hướng nội, tìm thấy niềm khuây khỏa trong không gian gia
đình lại đem lòng yêu một người có tính hướng ngoại, sự kết hợp như thế
cho thấy khuynh hướng kết hợp nhằm đạt đến sự hoàn hảo, bổ sung cho
nhau những gì người kia không có. Tuy nhiên, khi một bên không bắt kịp,
cuộc đua có khả năng kết thúc với tình huống một người tranh đấu cật
lực để cố thay đổi người kia.Giải pháp: hãy nói chuyện với nhau nhưng đừng cố gắng thay đổi nhauHãy
chấp nhận tính cách của người bạn đời như một điều chẳng thể thay đổi
hay bổ sung gì được cả. Theo các nhà tâm lý, ở các đôi tồn tại “sức hấp
dẫn trái ngược nhau”, chẳng hạn một cô vợ ít nói, trầm tĩnh sẽ như một
phương thuốc hữu hiệu xoa dịu tính khí anh chồng hướng ngoại nóng nảy.
Đó là một minh họa rõ nét về sự hòa hợp.Biết lắng nghe, biết
thương yêu và thấu hiểu nhau là một tiến trình gồm ba bước sẽ mang đến
“hòa bình” cho các đôi tính cách trái ngược nhau. Khi hai vợ chồng bất
hòa vì vợ hay chồng giao du bạn bè quá mức, cả hai nên thỏa thuận sẽ
không tham dự mọi cuộc họp mặt tiệc tùng mà phải dành những khoản thời
gian chỉ riêng cho hai người mà thôi.
3. Khác biệt về thói quen chi tiêu
Dù sẽ có một vài ý kiến phản đối, nhưng đa số chúng ta phải thừa nhận
thiếu hoặc thừa tiền cũng dễ đưa đến hục hặc trong đời sống hôn nhân.Giải pháp: hãy hiểu được nhu cầu của người bạn đời và nguyên do tiềm ẩn phía sau sự chi tiêu hay dành dụm đó.Có
thể “người tiêu tiền” có cảm giác thỏa mãn khi chi tiền mạnh tay hoặc
giả đang cố gắng hướng sự chú ý của mình ra khỏi mối bận tâm hay lo
lắng nào đấy. Trong khi đó, “người dành dụm” hành động do cảm giác an
toàn mà số tiền mang lại cho họ. Do vậy, việc trò chuyện và thấu hiểu
quan điểm của nhau sẽ mang đến cho bạn những giải pháp đúng đắn và hợp
lý.Để dung hòa trong chi tiêu, hai vợ chồng có thể thỏa hiệp với
nhau, chẳng hạn như chỉ đi mua sắm mỗi tháng một lần thay vì mỗi tuần
và lên kế hoạch tiết kiệm một khoản tiền quy ước hàng tháng.
4. Khác biệt về quan hệ giới tính
Một người thích “cảm giác mạnh” trong quan hệ vợ chồng trong khi người kia
mong chờ “khúc dạo đầu” êm ái, điều này có thể làm tan vỡ giấc mơ đẹp
về những phút giây thăng hoa trong đời sống vợ chồng. Những khác biệt
trong quan hệ vợ chồng có thể là những rào cản đáng kể khiến cả hai cảm
giác cuộc sống hôn nhân không được như ý. Phải làm gì để cải thiện điều
này?Giải pháp: hãy nói chuyện cởi mở với nhau. Đừng ngại ý nghĩ
của bạn sẽ khiến người bạn đời ngượng ngùng hay giận dỗi. Rồi cả hai sẽ
đạt được những gì mình mong muốn.Chúng ta phải hiểu rằng phút
giây gần gũi vợ chồng chứng tỏ người bạn đời của bạn được đánh giá cao,
được yêu thương và được quan tâm chăm sóc. Vì thế hãy bày tỏ cho nhau
biết bạn mong chờ điều gì càng rõ ràng càng tốt. Ngoài ra, quan hệ vợ
chồng cũng cần sự đa dạng và bất ngờ để tránh nhàm chán.Nhìn
chung, những khác biệt giữa hai vợ chồng có thể dung hòa nếu hai bên
cùng nhẫn nại và học cách hiểu nhau thay vì cố gắng áp đặt người kia
phải theo khuôn mẫu của mình
cùng nhau click vào những link này để tham khảo thêm thông tin nhé
Bao |
the thao|
Tin Kinh te